APTOMAT CHỐNG GIẬT 3 PHA ĐẤU NHƯ THẾ NÀO?

Lắp đặt aptomat chống giật 3 pha ngăn ngừa hiện tượng chập điện, cháy nổ về điện trong gia đình. Đặc biệt là ngắt điện ngay lập tức tránh làm hư hỏng các thiết bị điện dẫn đến tốn kém trong việc sửa chữa điện và có nguy cơ làm đe dọa đến tính mạng con người.

Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là aptomatt chống rò dòng, hay cầu dao chống rò dòng ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Hoặc khi dòng điện rò vượt quá giới hạn an toàn.

Aptomat chống giật 3 pha: có tác dụng so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha , nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.


Chức năng của aptomat chống giật 3 pha:

Aptomat 3 pha dòng điện cực đại: bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch.
Aptomat bảo vệ điện áp thấp : bảo vệ khi mạch sụt áp hoặc mất áp.
Aptomat dòng điện cực tiểu: bảo vệ máy phát khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi nhiều máy phát làm việc song song…

Cách đấu aptomat chống giật 3 pha an toàn
Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt
Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.
Chú ý khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới
Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật:
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng.
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng.
Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt:
Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.

Các lưu ý khí sử dụng aptomat chống giật:

Không kết nối aptomat ở nơi ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm,
Phải kiểm tra trước khi dùng
Khi lắp aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện aptomat ra tải, nếu đấu ngược sẽ hỏng aptomat ngay khi có dòng rò.
Các hộ gia đình thì dòng tải tối đa là 40A (điện lực quy định) vì thế các bạn có thể chọn mua một aptomat tổng vừa có khả năng chống dòng quá tải, ngắn mạch vừa chống dòng rò để lắp ở nhà mình.




APTOMAT CHỐNG GIẬT 3 PHA ĐẤU NHƯ THẾ NÀO? APTOMAT CHỐNG GIẬT 3 PHA ĐẤU NHƯ THẾ NÀO? Reviewed by kdt1811 on 6/02/2020 03:14:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.