Cùng Định cư Hà Nội tìm hiểu về CB điện, Cầu dao và Cách lắp đặt Aptomat chống giật mọi người nhé.
CB là gì? Aptomat là gì?
CB tên tiếng anh là Circuit Breaker hay còn gọi là aptomat chống giật. CB điện được lắp với aptomat thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị điện giật.
Và CB tổng được lắp đặt dùng để chống sấm chớp. Đồng thời, aptomat chống giật được mắc ở bình nước nóng, máy lạnh và ở những nơi cần sự an toàn cao về điện. Có cb 1 pha, cb tổng…tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta lắp đặt cb điện khác nhau.
Tính năng chuyên biệt của CB
CB là thiết bị có chức năng được dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp…của hệ thống và các thiết bị điện trong mạch điện.
Aptomat có nhiều tính năng nổi bật hơn so với cầu dao điện. Đó là sử dụng aptomat khi lắp đặt ở các không gian công trình khác nhau.
Khi sử dụng cho hệ thống dây dẫn và các thiết bị điện thì aptomat thực hiện các chức năng ngắt các dòng điện, tự động ngắt khi phát hiện có sự cố khi xảy ra đối với các thiết bị điện.
Aptomat giúp khắc phục được các tình trạng cháy nổ xảy ra đối với các thiết bị điện.
Cầu dao điện là gì?
Cầu dao điện là công tắc điện được dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Vai trò chính của cầu dao điện là dò tìm các dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện.
Cầu dao điện được dùng để đóng ngắt mạch điện thao tác bằng tay để giúp cho hệ thống điện trở lại được điều kiện bình thường.
Cầu dao điện có các kích cỡ khác nhau nên có thể được sử dụng cho các thiết bị khác nhau từ các thiết bị điện nhỏ nhất cho đến các thiết bị lớn và có thể sử dụng cho cả hệ thống điện rất chắc chắn.
Tính năng của cầu dao điện
Cầu dao điện chỉ đơn thuần được lắp đặt để người dùng có thể ngắt được cầu dao khi lắp hệ thống điện, đi dây dẫn hoặc lắp các thiết bị điện trong gia đình. Cầu dao điện không thể tự động ngắt được dòng điện hay hệ thống điện khi xảy ra các sự cố về dòng điện.
Cách lắp aptomat an toàn
Để lắp đặt aptomat chống giật tốt nhất bạn cần khảo sát được vị trí lắp đặt ở gia đình hoặc các công trình. Tức là, khảo sát xem dòng điện nhà bạn sử dụng loại aptomat chống giật có thông số kỹ thuật nào phù hợp nhất để lắp đặt.
Tìm hiểu các thông số trên aptomat
Chúng ta thường mua Aptomat và chỉ quan tâm đến dòng điện chịu đựng của Aptomat đó là khi quá dòng Aptomat sẽ tự động nhảy mà chúng ta chưa biết phân biệt thế nào là loại tốt loại xấu?
Tại sao giá aptomat cùng dòng điện A mà lại có giá chênh lệch rất lớn?
Câu trả lời rất đơn giản bởi vì: Mỗi hãng sản xuất Aptomat cũng có giá khác nhau rất nhiều. Khi lựa chọn Aptomat chúng ta cần quan tâm đến các thông số của Aptomat để lựa chọn bảo vệ cho phù hợp và nên đọc catalog để biết các thông số đó.
Bảng tra thông số Aptomat
In: dòng định mức: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25… với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng. Ví dụ: trạm 200KVA – 315A, trạm 250KVA – 400A, trạm 315KVA – 500A
Icu: viết tắt (ultimated current) là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm cb trong thời gian 1 giây.
Ví dụ: Icu = 10KA thì tiếp điểm cb sẽ chịu đựng được dòng điện 10KA trong thời gian 1 giây. thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB tổng. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự, một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây
Service Breaking capacity(%Icu), Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất.
Ví dụ: cùng là hãng LS có hai loai MCCB, loạị Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.
Characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB điện. Đây chính là thông số quan trọng nhất cho việc chọn cb nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.
Icu: viết tắt (ultimated current) là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm cb trong thời gian 1 giây.
Ví dụ: Icu = 10KA thì tiếp điểm cb sẽ chịu đựng được dòng điện 10KA trong thời gian 1 giây. thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB tổng. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự, một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây
Service Breaking capacity(%Icu), Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất.
Ví dụ: cùng là hãng LS có hai loai MCCB, loạị Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.
Characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB điện. Đây chính là thông số quan trọng nhất cho việc chọn cb nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.
Cách đấu aptomat chống giật
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load.
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load.
Sơ đồ đấu aptomat
Theo như nguyên lý khi ngắn mạch xảy ra dòng điện aptomat là rất lớn. Khi dòng điện xảy ra sự cố như nếu như không chọn công suất phù hợp thì mạch điện sẽ bảo vệ tránh được thiệt hại.
CB ĐIỆN, CẦU DAO, CÁCH LẮP ĐẶT APTOMAT
Reviewed by kdt1811
on
6/02/2020 02:39:00 AM
Rating:
No comments: