Hỏi: Em có 1 căn NOXH chưa được 5 năm để chuyển nhượng sang tên! Vậy bây giờ em muốn chuyển nhượng thì chỉ có giấy viết tay thôi ạ hay như thế nào ạ ? Mong được mọi người tư vấn.
---
Câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi của nhiều bà con, độc giả đang thắc mắc. Hôm nay, dinhcuhanoi sẽ làm rõ câu trả lời chi tiết để bạn và mọi người cùng nắm rõ như sau:
Theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý Nhà ở Xã hội, thì sau 05 năm khi trả hết tiền, thì mới được chuyển nhượng và sang tên mua bán NOXH.
Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định. Hồ sơ có thể đã có sẵn dự thảo hợp đồng, nếu chưa có thì công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Bước 3: Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
"Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp."
Như vậy, thực chất vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả mua bán nhà, đất. Đó là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch... giữa hai bên, không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.
---
Câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi của nhiều bà con, độc giả đang thắc mắc. Hôm nay, dinhcuhanoi sẽ làm rõ câu trả lời chi tiết để bạn và mọi người cùng nắm rõ như sau:
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có nhiều gia đình muốn đổi chỗ ở hoặc có việc cần thanh khoản nhà gấp thì không thể đợi được đến 05 năm. Ngược lại cũng có rất nhiều người do bỏ lỡ cơ hội nhưng vẫn muốn mua được căn Nhà ở xã hội tại Dự án mà họ thích.
Định cư Hà Nội không khuyến khích bạn mua bán, chuyển nhượng theo những hình thức dưới đây, bởi vì đâu đó vẫn có những rủi ro tiềm tàng cho người mua, hoặc những rắc rối bất khả kháng như: người bán qua đời, trả nợ ngân hàng, người bán phạm tội hình sự... Tuy nhiên, nếu vẫn muốn chuyển nhượng, bà con cần tìm hiểu rất kỹ về người bán, tốt nhất là mua lại của người thân quen, hoặc bạn bè, hoặc được người có uy tín xác minh và giới thiệu.
Để sang nhượng bà con có thể sử dụng 1 trong 3 hình thức dưới đây:
1. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÔNG CHỨNG
Quy trình làm hợp đồng ủy quyền công chứng tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định. Hồ sơ có thể đã có sẵn dự thảo hợp đồng, nếu chưa có thì công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Bước 3: Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Nơi làm hợp đồng ủy quyền: Văn phòng Công chứng.
>>>Xem thêm bài viết: Một số cách để vay mua Nhà ở xã hội chỉ với 400 triệu
2. HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
Với hợp đồng đặt cọc bạn có thể viết tay, đánh máy, công chứng hoặc không công chứng đều được. Tuy nhiên với một giao dịch Bất động sản, cũng như tài sản này chưa được đảm bảo thì bạn nên làm hợp đồng đặt cọc công chứng, để có một chứng cứ chuẩn pháp lý, cũng như được công chứng viên hướng dẫn làm hợp đồng chặt chẽ hơn.
Quy trình làm hợp đồng đặt cọc cũng tương tự và nhanh gọn hơn hợp đồng ủy quyền.
Nơi làm hợp đồng ủy quyền: Văn phòng Công chứng.
>>>Xem thêm bài viết: 15 điều bạn cần phải biết khi nhận bàn giao căn hộ chung cư
3. VI BẰNG
Khác với 2 cách ở trên, hình thức Vi bằng này nôm na chỉ là cách xác định hành vi giao tiền, giao nhà... để làm bằng chứng trước pháp luật.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp."
Nơi làm Vi bằng: Tổ chức Thừa phát lại.
--------------------------------------------------
Chung quy lại cả 3 hình thức trên đều chỉ là cách để bạn tạm thời chứng minh được bạn có giao dịch với người bán, để phòng tránh những rủi ro, và làm bằng chứng khi có sự vụ tranh chấp, lừa đảo. Tuy nhiên, để hoàn tất việc mua bán đúng quy định pháp lý, bạn vẫn phải đợi đủ 5 năm, mới có thể hoàn thành Hợp đồng mua bán và làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo đúng quy định.
>>>Tham gia Group: Mua bán Bất động sản sạch tại Hà Nội - từ người cần bán đến người cần mua
>>>Tham gia Group: Thông tin về Nhà ở Xã hội và Chung cư ở Hà Nội
>>>Tham gia Group: Thông tin và Kinh nghiệm mua Nhà đất tại Hà Nội cho người ngoại tỉnh
3 CÁCH CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI, KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM
Reviewed by kdt1811
on
7/02/2020 09:11:00 PM
Rating:
No comments: