STLN05: THIẾT KẾ NHÀ VÀ XEM PHONG THỦY (bài quan trọng)

Xin chào bà con, đây là bài số 5 trong series "Sổ tay xây nhà và Giám sát từ A-Z dành cho chủ nhà".



Kết thúc bài 1,2,3,4, bà con đã có định hình rõ ràng về nhu cầu căn nhà của mình, cũng như xác định được thời điểm để xây nhà phù hợp. Tiếp tục ở Bài 5, Định cư Hà Nội sẽ hướng dẫn bà con 2 nội dung: "Thiết kế Nhà" và "Xem Phong thủy cơ bản". Phần thiết kế nhà tưởng chừng đơn giản, có thể copy những ảnh mẫu nhà trên mạng, copy một nhà ở khu vực xung quanh đã làm, hoặc để Cai thợ tự làm... nhưng thực tế những việc này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, và gây ra phát sinh lãng phí rất nhiều chi phí, khi không được tính toán cẩn thận.

Bài này quan trọng và khá dài, nên dinhcuhanoi làm mục lục tổng quát để bà con tiện theo dõi, chú ý đừng bỏ sót phần nào bà con nhé:

Mục lục:
I. Một số rủi ro và lãng phí bà con thường mắc phải khi tự mò mẫm xây nhà không có Bản vẽ thiết kế.
II. Những lợi ích nhận thấy khi bà con làm nhà có Bản vẽ thiết kế.
III. Một số hiểu nhầm mà bà con thường chưa hiểu đúng về Bản vẽ thiết kế.
IV. Hướng dẫn bà con "Tự Thiết kế" và tự "Xem Phong thủy" dễ dàng.

Oke, bây giờ hãy cùng Định cư Hà Nội, chúng ta vào phần số 1 nào bà con:

I. MỘT SỐ RỦI RO VÀ LÃNG PHÍ BÀ CON THƯỜNG MẮC PHẢI KHI TỰ MÒ MẪM XÂY NHÀ KHÔNG CÓ BẢN VẼ THIẾT KẾ:
1. Tốn rất nhiều thời gian, công sức đi xem, đi cóp nhặt từ những nhà khác.
2. Không thống nhất được chính xác, đầy đủ công việc với thợ. Do đó, khi xây xong nhà thợ đòi hỏi và phát sinh thêm nhiều công.
3. Kết cấu sắt thép, khối lượng bê tông, tiết diện dầm sàn thường bị quá thừa hoặc quá thiếu. Quá thừa thì lãng phí thất thoát rất nhiều tiền của Gia chủ, quá thiếu thì ngôi nhà không đảm bảo, rất dễ bị ảnh hưởng, nứt gãy ngấm về lâu dài. 
4. Trao đổi miệng với nhau, nhưng không hiểu ý. Đến lúc xây lên phải sửa đi sửa lại, đập đi xây lại nhiều lần. Gây ra tổn thất tiền của Gia chủ, mất công của thợ... Điều này rất thường xuyên gặp phải khi chủ nhà giao phó cho cai thợ tự làm theo ý, Cai thợ thì thường sẽ làm đơn giản, cắt bớt nhiều công đoạn để giảm tối đa được công thợ => cai thợ sẽ tăng phần lãi của mình lên, và sự thiệt thòi sẽ là gia chủ phải chịu bởi thẩm mỹ ngôi nhà không được như ý muốn.
5. Hình thức, thẩm mỹ không đẹp và bắt kịp xu hướng hiện nay.
6. Công năng trong nhà bất hợp lý, phòng thì quá rộng, phòng thì quá hẹp, được Phong thủy thì mất Công năng. Sảnh, hành lang thì quá thừa, trong khi nhà thì bí bách và ngột ngạt, thiếu ánh sáng và thông gió tự nhiên, do không được tính toán Vật lý Kiến trúc và Đối lưu hợp lý => Điều này ở lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Một ngôi nhà tốt phải được thiết kế hài hòa cả về công năng, giao thông lối đi lại thuận tiện, các phòng đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu, phải có ánh sáng tự nhiên, luồng gió - khí phải được lưu thông, không bị bế tắc (không chỉ quan trọng về sức khỏe mà còn là Phong thủy - khí nếu không được lưu thông sẽ bị bế tắc). Nhiều người thường lầm tưởng rằng Thiết kế nhà chỉ quan trọng thẩm mỹ mặt tiền bên ngoài, nhận định này là sai lầm - rất nhiều đơn vị Thiết kế cũng nghĩ như vậy, tuy nhiên "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Ngôi nhà trước phải có Nền móng, kết cấu vững chắc, sau là phải biết thiết kế phối hợp rất hài hòa tất cả nhu cầu mong muốn của gia chủ, kết hợp với nguyên lý thiết kế và Phong thủy, thì mới ra được một bản thiết kế chất lượng... Rồi cuối cùng mới căn chỉnh, thiết kế đến hình thức bên ngoài.
7. Chín người 10 ý. Trong một gia đình, mỗi người thích một kiểu, mỗi người muốn một phong cách khác nhau, muốn vị trí phòng ốc khác nhau. Hàng xóm, họ hàng đi qua, nhìn vào mỗi người góp ý, khen chê một câu... Tưởng là đơn giản, nhưng chính việc này gây ra rất nhiều mệt mỏi, bất đồng trong suốt quá trình làm nhà của bà con. Nghe nhiều người góp ý, thì tâm lại bất nhất, nghe người này 1 tí người kia 1 tí thì sửa chắp vá trong suốt quá trình làm, rất mệt mỏi và tốn công. Trong khi đó nếu có Bản vẽ thiết kế, bà con được phép làm việc và tương tác cùng đơn vị Thiết kế trong suốt quá trình triển khai phương án thiết kế và bản vẽ kỹ thuật; được phép sửa trên giấy, chốt chắc ưng ý rồi mới bắt đầu xây ra thành hình. Nên tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức, tâm trí của bà con. Hãy dành tâm trí của mình cho Gia đình và Công việc, đừng để nỗi lo vụn vặt trong quá trình ảnh hưởng đến bà con nhé.


Ngôi nhà nghiêng 15 độ, và phong cách kiến trúc "độc nhất vô nhị"


Nếu trong một Dàn nhạc có thể thiếu bất kỳ vị trí nào nhưng không thể thiếu được vị trí nhạc trưởng, Nhạc trưởng không trực tiếp chơi nhạc, nhưng là người điểu khiển tiết tấu, cũng như nhịp độ, chất lượng của toàn thể dàn nhạc. Một Kiến trúc sư trưởng và một đơn vị Thiết kế có tâm cũng như vậy, họ sẽ hỗ trợ bà con trước, trong suốt và kể cả sau quá trình Thiết kế, bà con có thể hỏi ý kiến tư vấn từ họ, những người có kinh nghiệm chuyên môn... để giúp bà con xử lý những vấn đề cần thiết bà con nhé. Làm nhà nhìn thì tưởng dễ nhưng bắt tay vào mới thấy hàng trăm công đoạn, hàng trăm vấn đề cần phải xử lý.



II. NHỮNG LỢI ÍCH NHẬN THẤY KHI BÀ CON LÀM NHÀ CÓ BẢN VẼ THIẾT KẾ

1. Tiết kiệm chi phí Xây dựng, do tính toán tối ưu hệ thống kết cấu (Móng, cột, dầm, sàn, Sắt thép, Bê tông)
2. Biết được công năng, cấu tạo, hình thức ngôi nhà sẽ hình thành trong tương lai.
3. Dự toán, bóc tách, tính được những chi phí, khối lượng vật tư vật liệu rõ ràng, không lo mơ hồ bị ăn bớt vật liệu.
4. Dùng bản vẽ để làm việc, làm giá với thợ, giám sát và kiểm soát thợ.
5. Thiết kế ngôi nhà với thẩm mỹ cao dựa trên nhu cầu, sở thích của Anh/Chị. Hài hòa giữa mức tài chính, công năng sử dụng thoải mái, tối ưu diện tích sử dụng hợp lý, đảm bảo không phạm vào Phong thủy.
6. Dùng để xin giấy phép xây dựng.
7. Bản vẽ lưu lại, về lâu về dài để sửa chữa nhà cửa.
8. Nếu xây không có bản vẽ, để cai thợ tự làm, Anh/Chị sẽ không giám sát, quản lý được vật tư. Không biết trước được ngôi nhà mình bỏ cả tỷ đồng để xây dựng lên có hợp lý và đẹp như mong muốn hay không. Trong trường hợp thợ xây lên, nhưng thấy bất hợp lý, và không đúng như mong muốn Anh/Chị sẽ phải đập đi làm lại. Điều này gây nên sự lãng phí rất lớn (còn tốn kém hơn rất nhiều lần chi phí thiết kế) và gây ra sự bất đồng khó chịu giữa Chủ và Thợ, nếu sửa chữa khắc phục không tốt còn ảnh hưởng đến kết cấu và ngấm dột của Ngôi nhà.
9. Được đơn vị Thiết kế Nhà hỗ trợ trong suốt quá trình làm nhà. Tư vấn kinh nghiệm làm nhà ở từng khâu. Góp ý những vấn đề Gia chủ chưa biết.
10. Đồng hành hỗ trợ, chỉnh sửa, tư vấn, và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất hỗ trợ Gia chủ đến khi Hoàn công nhà.

Hotline Công ty Chuẩn bị làm nhà - trực thuộc ĐịnhcưHàNội: 
0837283333

III. MỘT SỐ HIỂU NHẦM BÀ CON THƯỜNG HIỂU CHƯA ĐÚNG VỀ BẢN VẼ THIẾT KẾ:

1. Thiết kế là mua bản vẽ có sẵn.
Giải thích: Bản vẽ thiết kế cũng giống như may quần áo vậy, mỗi người có một số đo và có một sở thích riêng. Người thiết kế trước khi thiết kế phải lấy số đo, nghiên cứu địa chất và hiện trạng xung quanh, hướng nắng, hướng gió, tiếp nhận thật kỹ nhu cầu của Gia chủ, từ đó mới nghiên cứu và đưa ra phương án thiết kế. Không phải là sử dụng những mẫu bản vẽ có sẵn của nhà này đưa cho nhà kia như nhiều bà con vẫn nhận định.
2. Thiết kế là chỉ việc cung cấp bản vẽ.
Giải thích: Việc thiết kế chỉ là một phần của quá trình để hình thành nên một ngôi nhà. Công việc của những nhà thiết kế cần phải làm nữa đó là Tư vấn - Hỗ trợ - Đồng hành giúp gia chủ trong suốt quá trình làm, hỗ trợ họ giải quyết được những vướng mắc mà họ gặp phải khi làm nhà.
3. Việc thiết kế là đơn giản và nhanh chóng, chỉ việc copy từ chỗ này sang chỗ kia là xong.
Giải thích: Để có một bộ hồ sơ thiết kế tốt và hoàn chỉnh, đơn vị thiết kế phải triển khai trong khoảng 30-35 ngày, với ít nhất 5-7 người phụ trách bao gồm: 
- Kiến trúc sư chủ trì và lên phương án thiết kế.
- Kiến trúc sư diễn họa 3D và triển khai bản vẽ kỹ thuật
- Kỹ sư kết cấu, tính toán và triển khai bản vẽ kỹ thuật phần kết cấu (Móng, Cột, Dầm, Sàn, chịu lực...)
- Kỹ sư Điện, tính toán và triển khai bản vẽ kỹ thuật phần Điện, Cáp, Mạng...
- Kỹ sư Cấp Thoát nước, tính toán và triển khai bản vẽ kỹ thuật phần Cấp và Thoát nước...
- Ngoài ra còn có những nhân sự khác tham gia như: Kỹ sư kinh tế, bóc tách và dự toán. Chuyên gia Phong thủy; Nhân viên giải quyết các thủ tục hành chính, thủ tục giấy tờ xin cấp phép xây dựng ; Nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng...
...
Để có một thiết kế tốt cần rất nhiều nhân sự, chất xám và thời gian. Nhìn ngoài có vẻ đơn giản nhưng khi làm vào, vướng phải các vấn đề, sai hỏng mới sự cần thiết của một Đơn vị Thiết kế tốt.
4. Chi phí thiết kế chỉ vài triệu.
Giải thích: Như bà con thấy ở trên, để giải quyết xong một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, cần rất nhiều thời gian và nhân sự tham gia, do đó bản thiết kế tốt thì không thể xong trong một sớm một chiều và có giá vài triệu. Nếu hồ sơ thiết kế chỉ có giá vài triệu, bà con nên cân nhắc về giá trị của hồ sơ đó, đôi khi tưởng Rẻ lại hóa ra Đắt, mà Đắt lại hóa Rẻ. Giả dụ sau đây: với số tiền X bà con có thể mua được 1 đôi giày xịn và dùng mấy năm không hỏng, đi rất êm chân và thoải mái dễ chịu, bà con rất hài lòng; Cũng số tiền đó bà con mua được 10 đôi giày giả, nhưng mỗi đôi chỉ đi được 1, 2 tháng thì hỏng, giày cứng nên cũng làm bà con đau chân, và đôi khi rất khó chịu nữa. Tính đi tính lại thì dùng số tiền X mua đôi giày đầu tiên còn rẻ hơn nhiều lần mua 10 đôi giày thứ 2, bởi những giá trị và lợi ích của nó đem lại cho bà con nhiều hơn nhiều.
5. Bản vẽ thiết kế chỉ có ảnh 3D bên ngoài và vài bản vẽ.
Giải thích: Thực tế để thợ có thể thi công được dễ dàng, một hồ sơ thiết kế có rất nhiều hạng mục, 1 quyển thiết kế nhà ở dân dụng in ra khổ A3 có tầm khoảng từ 100 - 200 trang, bao gồm những hạng mục sau:
- Hồ sơ thiết kế và triển khai chi tiết bản vẽ Kiến trúc
- Hồ sơ thiết kế và triển khai chi tiết bản vẽ Kết cấu
- Hồ sơ thiết kế và triển khai chi tiết bản vẽ Điện
- Hồ sơ thiết kế và triển khai chi tiết bản vẽ Cấp thoát nước
- Bản vẽ phối cảnh 3D ngoại thất, mặt tiền
- Phong thủy
- Hồ sơ thiết kế Nội thất (tùy theo nhu cầu đặt hàng của bà con)
- Hồ sơ bóc tách và dự toán chi tiết chi phí làm nhà (tùy theo nhu cầu đặt hàng của bà con)
- Những phần phụ khác như: Soạn thảo hợp đồng cho Gia chủ ký với Cai thợ; Soạn thảo Nhật ký ghi chép thu chi công trình cho Gia chủ; Hỗ trợ Gia chủ xin cấp phép xây dựng...

Trên đây là một số hiểu lầm, Định cư Hà Nội liệt kê để bà con hiểu rõ, nếu có thắc mắc nào bà con hãy liên hệ bên Chuẩn bị làm nhà để được giải đáp thêm bà con nhé.

IV. NẾU VÌ MỘT LÝ DO NÀO ĐÓ, BÀ CON KHÔNG THUÊ ĐƠN VỊ THIẾT KẾ, THÌ HÃY XEM HƯỚNG DẪN TIẾP THEO ĐÂY CỦA ĐỊNH CƯ HÀ NỘI, ĐỂ BIẾT CÁCH TỰ THIẾT KẾ VÀ XEM PHONG THỦY CHO NGÔI NHÀ CỦA MÌNH NHÉ:
Vẫn như những diễn giải ở trên, Định cư Hà Nội luôn hướng dẫn bà con những gì thật tâm nhất. Hãy tìm cho mình một Đơn vị Thiết kế có tâm để đồng hành với bà con trong suốt quá trình làm nhà, bà con có thể tìm một đơn vị thật thật tốt bất kỳ hoặc có thể sử dụng dịch vụ của Chuẩn bị làm nhà - công ty trực thuộc Định cư Hà Nội, để nhận được những điều tử tế và tốt nhất. Còn nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó, bà con vẫn quyết định không thuê đơn vị thiết kế thì hãy xem tiếp phần những phần dưới đây. Tuy không thể hướng dẫn được bà con đầy đủ trong thời lượng của một bài viết, nhưng DinhcuHaNoi sẽ cố để chỉ cho bà con được nhiều nhất có thể, bà con nhé:

1. Tìm hiểu các mẫu nhà trên google và xác định phong cách nhà mà mình thích.
Có rất nhiều phong cách nhà như: Hiện đại, Cổ điển, Tân cổ điển, Indochine (Đông Dương)... Hoặc phân theo các tính từ miêu tả như: Đơn giản, Tinh tế, Cầu kỳ, Sang trọng, Hoành tráng...
Bà con cần xác định sở thích của mình trước, sau đó chọn một mẫu tương đương với kích thước đất của nhà mình.
2. Đi xem nhà thực tế.
Sau khi có phong cách rồi, hãy đi tham khảo thật nhiều nhà, DinhcuHaNoi khuyên bà con hãy tham khảo tối thiểu 5-10 nhà có diện tích và quy mô số tầng tương đương với nhà mình định xây. Đến từng nhà, bà con hãy nhờ chủ nhà cho đi xem thật kỹ từng phòng, nếu được có thể chụp ảnh, quay phim để về có thời gian xem lại kỹ hơn. Ở mỗi nhà bà con hãy đem theo giấy bút, hãy kẻ bảng ra và chia thành 2 cột, điểm tốt, điểm chưa tốt của từng nhà. Ở khâu này bà con lưu ý nhớ cân đối giữa thực tế giấy phép xây dựng cho phép xây ra bao nhiêu, có yêu cầu khoảng lùi vào hay không, nhà hướng nắng thì cần chọn những mẫu thụt vào, có logia hoặc không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Nắng.
3. Trao đổi với cai thợ.
Sau khi chốt được kiểu mình thích, và cho là hợp lý rồi. Bà con hãy trao đổi lại lần nữa với cai thợ để yêu cầu họ làm cho mình như thế này như thế kia.  Lưu ý, bà con phải chắc chắn rằng cai thợ hiểu được ý bà con muốn truyền tải, nếu truyền tải một đằng họ lại hiểu sang một nẻo sau này làm không đúng ý sẽ phải phá đi làm lại rất tốn công sức và tiền của đó bà con.
4. Tra Phong thủy.
Phần này, nếu làm thiết kế, đơn vị thiết kế sẽ tự làm luôn, phối hợp hài hòa cho bà con. Nhưng nếu bà con tự làm, thì bà con có thể tự tra cứu Phong thủy bát trạch, các hướng và phương vị tốt theo tuổi của gia chủ, đã được Chuẩn bị làm nhà số hóa thành phần mềm ở link này: XEM PHONG THỦY
5. Tra cứu số đo Lỗ Ban cho cửa, khoảng không, Bàn thờ và đồ đạc nội thất.
Cũng như tra cứu Phong thủy, việc tra cứu thước Lỗ Ban đã dễ dàng hơn bao giờ hết, Chuẩn bị làm nhà đã số hóa ở link này: TRA CỨU KÍCH THƯỚC LỖ BAN

---

Trên đây là toàn bộ bài số 5 trong series "Sổ tay xây nhà và Giám sát từ A-Z dành cho chủ nhà"

Đây là chuyên mục chia sẻ phi lợi nhuận để hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ bà con giảm thiếu được tối đa chi phí khi làm nhà, hiểu và tránh được các rủi ro rất dễ mắc phải.

Bà con hãy tham gia Group: Chia sẻ kinh nghiệm làm nhà để trao đổi và đặt các câu hỏi, thắc mắc để được tư vấn giải đáp miễn phí trong suốt quá trình làm nhà.

Để ủng hộ kinh phí xây dựng DinhcuHanoi.com hỗ trợ bà con Định cư và Khởi nghiệp tại Hà Nội, bà con có thể nhấn VÀO ĐÂY.

Nếu muốn tư vấn sâu kỹ, hoặc đăng ký Thiết kế - Thi công hoàn thiện chìa khóa trao tay thì bà con nhấn VÀO ĐÂY để được các Kiến trúc sư tư vấn.

Và cuối cùng, bà con đừng quên chia sẻ link bài viết này về tường cá nhân, để đón xem tiếp Bài 6: Cách Xin giấy phép xây dựng con nhé.

>>>Xem thêm: Sổ tay làm nhà bài số 1: Cách xác định nhu cầu cụ thể trước khi Làm nhà


Nếu ngại đọc bà con có thể xem video Sổ tay làm nhà 05 trên kênh youtube của chúng tôi sau đây:



---------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Sổ tay:

- Nếu bạn đang chuẩn bị làm nhà hãy xem tổng thể 5 phần dưới đây. Sau đó hãy bắt tay lần lượt vào từng phần, mỗi gạch đầu dòng đều có dẫn link sang một bài viết hướng dẫn Giám sát chi tiết cho hạng mục đó.
- Nếu bạn đang làm nhà rồi thì hãy xem mình đang ở giai đoạn nào và kích vào đường dẫn để đọc hướng dẫn chi tiết ở giai đoạn này.
- Nếu bạn có những câu hỏi, thắc mắc ngoài những bài hướng dẫn dưới đây thì hãy gửi câu hỏi về fanpage: www.facebook.com/dinhcuhanoi2020 
- Đây là sổ tay do Định cư Hà Nội biên soạn, bạn vui lòng không copy, bán, download với mục đích thương mại.
- Nếu chia sẻ bạn vui lòng ghi rõ nguồn: dinhcuhanoi.com để tôn trọng chất xám và công sức của tác giả.
STLN05: THIẾT KẾ NHÀ VÀ XEM PHONG THỦY (bài quan trọng) STLN05: THIẾT KẾ NHÀ VÀ XEM PHONG THỦY (bài quan trọng) Reviewed by kdt1811 on 8/03/2020 03:19:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.