STLN14: CÔNG TÁC LÀM BẠT CHE CHẮN CÔNG TRÌNH, ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 Xin chào bà con, đây là bài số 14 trong series "Sổ tay xây nhà và Giám sát từ A-Z dành cho chủ nhà".

Nếu đây là lần đầu tiên bà con biết đến "Sổ tay làm nhà từ A-Z", thì hãy xem từ bài số 1 nhé: Cách xác định nhu cầu cụ thể trước khi làm nhà.

Ở bài số 14 này, Định cư Hà Nội xin giới thiệu với bà con Công tác làm bạt che chắn công trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh bà con nhé. Công tác này, nhiều khi, tưởng chừng như không quá quan trọng, nhưng đến lúc xảy ra vấn đề lại thấy rất cần thiết đó bà con nhé.


LÝ DO CÔNG TÁC LÀM BẠT CHE CHẮN LÀ CẦN THIẾT:

1. Đảm bảo an toàn cho những người tham gia quá trình thi công và những người đi qua công trình.

2. Che chắn giảm thiểu tối đa bụi bặm, vật liệu rơi vãi. Đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực xung quanh. Tránh rắc rối mâu thuẫn xảy ra với hàng xóm láng giềng.

3. Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP có quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

“1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

VẬT LIỆU CHE CHẮN CÔNG TRÌNH:

Vật liệu thông thường dùng để che chắn công trình có 2 loại: 

- Loại chống bụi, mắt lưới rất nhỏ

- Loại chống rơi, mắt lưới to hơn

Đối với công trình nhà dân, khi thi công phá dỡ, bà con nên sử dụng loại chống bụi. Còn khi đi vào thi công xây thô, bà con có thể sử dụng loại chống rơi. Tùy vào từng công trình, đặc điểm hiện trạng mà trước khi thi công bà con cần phối hợp với Đơn vị thi công để họ có biện pháp làm bạt che chắn cho phù hợp bà con nhé.

>>>Xem tiếp: STLN bài 15: Chuẩn bị nguồn điện, nước sẵn sàng.

>>>Xem thêm: Những rủi ro và lãng phí bà con thường mắc phải khi làm nhà lần đầu

Nếu ngại đọc bà con có thể xem video Sổ tay làm nhà 14 trên kênh youtube của chúng tôi sau đây:



STLN14: CÔNG TÁC LÀM BẠT CHE CHẮN CÔNG TRÌNH, ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG STLN14: CÔNG TÁC LÀM BẠT CHE CHẮN CÔNG TRÌNH, ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Reviewed by kdt1811 on 5/25/2021 10:41:00 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.